Bảo lãnh đối ứng là gì? Với những ai làm kinh doanh, tài chính – kinh tế hay sử dụng các dịch vụ của ngân hàng hẳn không còn xa lạ với cụm từ “bảo lãnh đối ứng”. Đây là cụm từ không mấy xa lạ với những người làm việc liên quan tới ngân hàng, tuy nhiên, nó sẽ khá xa lạ với những ai không học tập, làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bảo lãnh đối ứng trong bài viết sau đây nhé!
Bảo lãnh đối ứng là gì?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản hóa về định nghĩa của bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh đối ứng (Reciprocal Guarantee) là cam kết của bên ngân hàng (bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính. Để tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa của bảo lãnh đối ứng một cách chính xác nhất, bạn có thể tham khảo qua thông tư số 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng.

Những điều cần biết về bảo lãnh đối ứng
Sau khi hiểu được bảo lãnh đối ứng là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động, mục đích và các ưu điểm của bảo lãnh đối ứng.
Tình hiểu về cách thức hoạt động của bảo lãnh đối ứng
Các đối tượng tham gia bảo lãnh đối ứng gồm giám đốc ngân hàng, ngân hàng hướng dẫn, ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng. Cách thức hoạt động của bảo lãnh đối ứng được thực hiện qua các bước sau đây:
- Giám đốc và người thụ hưởng sẽ thực hiện ký kết hợp đồng. Quá trình bảo lãnh đối ứng đặt tại đất nước khác nhau sẽ tạo độ thuận lợi cao hơn. Hoặc giám đốc có thể lựa chọn bảo lãnh ngân hàng có lợi cho bên thụ hưởng và không cần thiết phải sử dụng hình thức bảo lãnh khác.
- Tiếp đó, giám đốc sẽ hướng dẫn ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng và bên hướng dẫn sẽ phát hành bảo lãnh đối ứng mang lại lợi ích cho ngân hàng bảo lãnh.

- Ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành bảo lãnh có lợi cho người bảo lãnh (người thụ hưởng).
Mục đích và ưu điểm của bảo lãnh đối ứng
Các tổ chức, cá nhân tham gia vào bảo lãnh đối ứng với những mục đích sau đây:
- Đảm bảo được nghĩa vụ tài chính cho các bên liên quan.
- Loại bỏ các rủi ro liên quan đến chính trị và kinh tế quốc gia, ngân hàng này được đặt tại quốc gia không phải người thụ hưởng nên đảm bảo được an toàn. Giảm các rủi ro cho bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh khi không thực hiện các nghĩa vụ, cam kết trong hợp đồng.
- Loại bỏ các rủi ro thẩm quyền tài phán nước ngoài về bảo lãnh đối ứng cho các hợp đồng tài chính quốc tế.
Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng là gì?
Bên cạnh những thông tin về cách thức hoạt động và mục đích của bảo lãnh đối ứng. Bạn cũng cần biết đến quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng, nhằm hỗ trợ trong việc tham gia bảo lãnh đối ứng.
Quyền của bên bảo lãnh đối ứng gồm những gì?
Bên bảo lãnh đối ứng có các quyền chấp nhận, từ chối, đề nghị yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện kiểm tra, thu phí, hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, xử lý tài sản, chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan, sao cho phù hợp với quy định pháp luật.

Bên bảo lãnh đối ứng có những nghĩa vụ gì?
Bên bảo lãnh đối ứng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan, thực hiện các nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định của cam kết. Thực hiện các hồ sơ bảo lãnh theo quy định. Thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
Để tìm hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng bạn có thể tham khảo các căn cứ pháp lý qua thông tư 07/2015/TT-NHNN và thông tư 13/2017/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng.
Bài viết trên đây hẳn đã giúp bạn giải đáp và hiểu rõ phần nào những thắc mắc về các câu hỏi bảo lãnh đối ứng là gì, ưu điểm và mục đích của bảo lãnh đối ứng, cũng như quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng rồi phải không nào. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho nhu cầu của bạn, hẹn gặp lại với những bài viết tiếp theo của chúng tôi.