Bạn đang băn khoăn khi đưa tài sản của mình ra đảm bảo? Bạn lo lắng không biết tình trạng của nó như thế nào? Điều cần làm lúc này là tra cứu tài sản đảm bảo. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết cách tra cứu cũng như những vấn đề liên quan về tài sản đảm bảo được quy định trong bộ luật dân sự 2015.

Tài sản đảm bảo là gì?
Tài sản đảm bảo được biết đến là tài sản mà bên đảm bảo dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận đảm bảo. Tại điều 105, bộ luật dân sự 2015 quy định tài sản là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Ngoài ra, tài sản còn bao gồm bất động sản và động sản, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo, nó được phép giao dịch và không có tranh chấp. Mặt khác, quyền sử dụng đất cũng được coi là tài sản đảm bảo. Không những thế, tài sản đảm bảo còn có thể là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba nếu ba bên này có sự thỏa thuận với nhau.
Khi đã hiểu và biết được tài sản đảm bảo là gì thì việc tra cứu tài sản đảm bảo sẽ dễ dàng dàng. Tuy nhiên để chính xác nhất bạn cần biết thêm về các điều kiện của loại tài sản này. Theo đó tài sản đảm bảo sẽ có những điều kiện sau:
- Tài sản đảm bảo vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo chỉ loại trừ hai biện pháp đảm bảo là bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ
- Tài sản có thể mô tả chung nhưng phải xác định được. Bởi tài sản đảm bảo có thể là tài sản đảm bảo hoặc tài sản được hình thành trong tương lai
- Giá trị của tài sản đảm bảo có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được đảm bảo. Nếu không đảm bảo được thì bên nhận đảm bảo có thể chịu thiệt hại khi bên đảm bảo không còn tài sản khác để thanh toán
- Tài sản đảm bảo có thể là hiện có hoặc hình thành trong tương lai đã được xác lập quyền sở hữu.

Bật mí cách tra cứu tài sản đảm bảo
Để tra cứu tài sản đảm bảo bạn có thể đến một số tổ chức. Dưới đây là địa chỉ các tổ chức xin thông tin tài sản đảm bảo tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội
- Trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước: Đây là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nơi đây thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia, thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin, xếp hạng tín dụng pháp nhân. Trung tâm tín dụng ngân hàng nhà nước có địa chỉ tại số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.
- Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam: Có địa chỉ tại phòng 1303B, tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Với kho dữ liệu tín dụng lớn nơi đây có thể chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh
- Chi nhánh công ty cổ phần tín dụng Việt Nam: Nếu bạn ở Sài Gòn thì có thể đến chi nhánh của PCB tại tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy là chi nhánh nhưng tại PCB Hồ Chí Minh tất cả các dịch vụ được đảm bảo minh bạch, chính xác.
Hiện tại các văn phòng công chứng đều có lưu thông tin hợp đồng thế chấp. Điều này sẽ giúp bạn biết trước được tài sản có thế chấp hay không trước khi đi giao dịch. Cách thức để tra cứu tài sản đảm bảo vô cùng đơn giản nếu bạn biết chọn địa chỉ phù hợp. Trước khi đi tra cứu hãy chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Chứng minh nhân dân hoặc CCCD của chủ sở hữu tài sản
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu các loại tài sản như giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
Sau khi quá trình tra cứu kết thúc bạn sẽ nhận được một mẫu báo cáo thông tin tài sản đảm bảo. Mẫu này được gọi là báo cáo thông tin đảm bảo tiền vay với những nội dung như thông tin khách hàng, thông tin đảm bảo tiền vay.

Các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo phổ biến
Tra cứu tài sản đảm bảo là cách để bên đảm bảo có thể chủ động hơn trong quá trình vay. Trường hợp đã quá hạn vay thì tài sản đảm bảo sẽ được xử lý như sau:
- Khi đã đến hạn làm nghĩa vụ được đảm bảo mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo trước thời hạn do vi phạm thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
- Các trường hợp khác sẽ do các bên thỏa thuận hoặc theo luật định
Trên đây là những thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo cũng như cách tra cứu tài sản đảm bảo. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì thì hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!